Đặc điểm Gà_sao_nhà

Mô tả

Các dòng gà sao có ngoại hình đồng nhất. Lúc 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có hai hàng vẩy. Giai đoạn trưởng thành gà sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân gà có hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5–2 cm.

Mào tích của gà sao màu trắng hồng và có hai loại gồm một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân gà sao khô, đặc biệt con gà trống không có cựa. Thịt thơm và ngon hơn so với gà truyền thống, ăn ngon và ngọt thịt hơn do nguồn gốc nó từ gà rừng.

Gà sao rất khó phân biệt trống mái. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng giống hệt nhau về ngoại hình. Nhìn vào một đàn gà sao, khó có thể phân biệt được con trống và con mái. Chúng chỉ khác nhau ở tiếng kêu khi con trống kêu 1 tiếng, con mái kêu 2 tiếng. Ở lúc ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau.

Phân biệt được giới tính của gà sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.

Sức khỏe

Gà sao nhà là loại gia cầm có nhiều ưu điểm như sức sống cao, ít bệnh tật, hao hụt không đáng kể, với tỉ lệ sống bình quân đạt 95,6%. Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn.[1][2] Tuy có sự khác biệt giữa các dòng, trong đó cao nhất (98%) và thấp nhất (92%), nhìn chung thì tỷ lệ sống của gà sao cao hơn so với các giống gà thả vườn.[3] Tuy sức đề kháng mạnh, nhưng nếu không phòng và chăm sóc kỹ thì gà sao vẫn bị một số bệnh, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh nấm mỏ két, dù có điều trị tốt thì tỉ lệ khỏi cũng không quá 10%.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà_sao_nhà http://baoquangngai.vn/channel/2025/201003/Quang-N... http://baoquangngai.vn/channel/2025/201005/Nuoi-ga... http://danviet.vn/nong-thon-moi/1001-cach-lam-an-n... http://hoinongdan.hanam.gov.vn/tin-tuc/34/a-894/ky... http://mic.gov.vn/daotaonghe/nganhnghe/Trang/K%E1%... http://www.tienphong.vn/Kieu-Bao/dem-giong-ga-sao-... http://vcn.vnn.vn/trien-vong-tu-nuoi-ga-sao_n58357... https://web.archive.org/web/20140724010456/http://... https://web.archive.org/web/20140726225424/http://... https://web.archive.org/web/20141004024158/http://...